Các dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm và cách bổ sung kẽm hiệu quả
Cơ thể bị thiếu kẽm sẽ sinh ra hàng loạt các vấn đề. Để giúp bạn nhận biết dấu hiệu cơ thể thiếu kẽm, Nhà thuốc Long Châu gửi đến bạn các thông tin có liên quan đến triệu chứng, cách bổ sung kẽm hiệu quả và những lưu ý khi bổ sung kẽm hằng ngày.
Vì sao cần bổ sung kẽm hằng ngày?
Kẽm trong cơ thể tồn tại dưới dạng tích trữ nên mỗi ngày cần phải bổ sung kẽm. Cơ thể cần kẽm vì các lý do sau đây:
- Tăng cường hệ miễn dịch từ đó giảm nguy cơ mắc một số bệnh;
- Cải thiện sức khỏe trí não và hệ thần kinh;
- Làm chậm quá trình oxy hóa;
- Phòng ngừa loãng xương;
- Cân bằng nội tiết tố;
- Phòng ngừa các bệnh về mắt.
Nhu cầu tiêu thụ kẽm ở mỗi độ tuổi có sự khác biệt. Nam giới trên 14 tuổi cần tiêu thụ 11mg kẽm/ngày. Trong khi đó, nữ giới cần khoảng 8mg kẽm/ngày. Phụ nữ đang mang thai và cho con bú cần lượng kẽm lớn hơn từ 11 - 12mg kẽm/ngày. Nếu không bổ sung đủ kẽm hằng ngày, cơ thể sẽ xuất hiện một số biểu hiện thiếu kẽm.

Những dấu hiệu cho thấy cơ thể thiếu kẽm
Người lớn nên bổ sung kẽm khi có dấu hiệu thiếu như rụng tóc, móng giòn, vết thương lâu lành, tiêu chảy kéo dài, dễ nhiễm trùng, thay đổi khẩu vị, hoặc gặp vấn đề về tiêu hóa, da liễu, thần kinh. Ngoài ra, phụ nữ mang thai, người cao tuổi, ăn uống kém cân đối cũng nên bổ sung.
Các dấu hiệu chi tiết như sau:
Vết thương lâu lành
Kẽm giúp da khỏe mạnh và thúc đẩy khả năng đông máu khi cần thiết. Nếu cơ thể có vết thương, người thiếu kẽm sẽ lâu lành hơn. Mặt khác, thiếu kẽm cũng là một trong các nguyên nhân gây nổi mụn, da xấu và xỉn một cách nghiêm trọng.
Sụt cân nhanh
Kẽm có tác dụng quan trọng trong việc tăng cường vị giác. Do đó, người thiếu kẽm sẽ không có cảm giác thèm ăn dẫn đến việc bị giảm cân nhanh chóng. Cơ thể không được bổ sung đủ chất sẽ sinh ra hàng loạt các vấn đề sức khỏe khác.
Tóc khô xơ và rụng nhiều, móng giòn dễ gãy và có đốm trắng
Cơ thể thiếu kẽm cũng khiến tóc mỏng, yếu và gãy rụng. Bởi vì kẽm tham gia vào quá trình tổng hợp protein và giúp cân bằng nồng độ hormon trong cơ thể. Do đó, nang tóc của người thiếu kẽm sẽ khó phát triển và gây ra tình trạng rụng tóc bất thường.
Ngoài ra, móng tay khi thiếu kẽm cũng trở nên giòn và dễ gãy, có đốm trắng đặc trưng.
Cơ thể dễ bị lạnh
Kẽm đóng vai trò quan trọng trong việc tạo dựng hàng rào kháng thể. Vì vậy, người thiếu kẽm có thể cảm thấy lạnh hơn người bình thường và cơ thể cũng dễ bị mắc bệnh.

Thị lực suy giảm
Một số vấn đề phổ biến khi cơ thể thiếu kẽm là mắt mờ, nheo mắt và thị lực suy giảm. Vì vậy, chúng ta cần bổ sung đủ các khoáng chất vi lượng cho cơ thể, trong đó có kẽm, để mắt sáng và khỏe mạnh hơn.
Sương mù não
Biểu hiện của sương mù não là giảm tập trung, thường xuyên cảm thấy căng thẳng và suy giảm trí nhớ. Điều này sẽ làm suy giảm hiệu suất công việc và ảnh hưởng lớn đến việc học tập của người bệnh.
Các cách bổ sung kẽm cho cơ thể
Bổ sung kẽm bằng thực phẩm
Một số loại thực phẩm giúp bổ sung kẽm cho cơ thể mỗi ngày bao gồm: Hàu, ngao, sò, thịt bò, ngũ cốc tăng cường, cá biển, tôm, cua, thịt gà, trứng, phô mai,... Bên cạnh đó, các loại họ đậu, các loại hạt, yến mạch, gạo nâu,... cũng là nguồn thực phẩm giàu kẽm.

Bổ sung kẽm bằng Kẽm amin Bearikid
Bên cạnh việc duy trì chế độ ăn uống cân bằng, việc bổ sung kẽm đúng cách đóng vai trò quan trọng trong việc hỗ trợ hệ miễn dịch và sự phát triển toàn diện ở trẻ nhỏ. Kẽm Bearikid là giải pháp bổ sung kẽm tiện lợi và an toàn, đặc biệt dành cho trẻ từ 6 tuổi trở lên.
Thành phần chính trong Kẽm Bearikid:
Kẽm bisglycinate (Zinc bisglycinate):
Dạng kẽm hữu cơ thế hệ mới, có độ hấp thu cao, êm dịu với dạ dày, ít gây kích ứng tiêu hóa hơn so với các dạng kẽm thông thường như kẽm gluconat hay kẽm sulfat.
➤ Giúp hỗ trợ tăng cường miễn dịch, cải thiện vị giác, thúc đẩy phát triển chiều cao và cân nặng cho trẻ nhỏ.
Kẽm Bearikid – Bé ăn ngon, lớn khỏe, mẹ yên tâm!
👉 Phù hợp cho trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ
👉 Dạng siro dễ uống – hương vị dịu nhẹ, không gắt
Bên cạnh đó, những người ăn chay, phụ nữ có thai và người lớn tuổi cũng có thể sử dụng sản phẩm để giảm nguy cơ thiếu kẽm mỗi ngày.